Cách tự làm thùng ủ rác hữu cơ, phân hữu cơ tại nhà đơn giản

Cách tự làm thùng ủ rác hữu cơ, phân hữu cơ tại nhà đơn giản

10:15 - 29/04/2022

 

 

Phân hữu cơ compost có tác dụng điều hòa đất, làm phân bón và được xem như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên cho đất. Hiện nay, nhiều người sử dụng thùng ủ rác hữu cơ để tạo ra compost cung cấp chất dinh dưỡng cho vườn cây, khu đất nông nghiệp… Vậy thùng ủ rác hữu cơ là gì? Cách tự làm thùng ủ rác hữu cơ như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Thùng ủ rác hữu cơ là gì?

Thùng ủ rác hữu cơ là dụng cụ quan trọng trong quá trình xử lý và sản xuất phân hữu cơ. Thùng được làm từ chất liệu nhựa nguyên sinh HDPE có khả năng chịu được nhiệt độ cao và không bị ảnh hưởng bởi những tác động từ môi trường xung quanh. Vì được làm từ hạt nhựa nguyên sinh nên sản phẩm không chỉ thân thiện với môi trường mà còn an toàn với người sử dụng. Thân thùng thường được đục những lỗ tròn cách nhau khoảng 10 – 15cm kết hợp với phần cửa bên dưới để lấy phân thành phẩm cực kỳ dễ dàng.

Bạn có thể tự làm thùng rác ủ hữu cơ chứa những loại rác thải như sau:

  • Chất thải trong nông nghiệp: rơm, rạ, các bộ phận như thân cây, cành cây, lá cây; các loại cỏ…
  • Chất thải trong công nghiệp: Vỏ cà phê, bã trà, bã mía, vỏ lạc,…
  • Các loại phế liệu từ giấy, sợi (trong nhà máy)
  • Đồ ăn thừa, thực phẩm hỏng: rau củ quả, thịt, cá, trứng,…
  • Chất thải sinh hoạt: Vải, sợi bông,…

Tự làm thùng ủ rác hữu cơ tại nhà

Tự làm thùng ủ rác hữu cơ tại nhà

Lý do nên tự làm thùng ủ rác hữu cơ tại nhà

Bạn có để ý rằng khi để rác trong nhà quá lâu thì chúng sẽ sinh mùi khó chịu không? Bản chất rác vô cơ không có mùi, chỉ có rác hữu cơ bị trộn lẫn hoặc để trong thùng rác lâu ngày mới sinh ra mùi. Nếu xử lý đúng cách thì bầu không khí trong nhà sẽ thoáng và sạch hơn. Do đó biết cách làm thùng ủ rác hữu cơ sẽ có một số lợi ích như sau:

  • Động vật nuôi sẽ ngừng bới thùng rác tìm thức ăn, rác sẽ ít vương vãi. Đồng thời, các loại ruồi, muỗi và côn trùng sẽ bớt dần. Nhờ đó ta hạn chế được sự sinh sôi của các loại bệnh truyền nhiễm do côn trùng mang theo.
  • Khi tận dụng nguồn rác thải hữu cơ ngoài môi trường hay trong sinh hoạt để ủ phân bón, bạn sẽ giúp giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường.
  • Tự làm phân bón hữu cơ tại nhà giúp tiết kiệm được chi phí hơn thay vì mua bên ngoài.
  • Có nguồn dinh dưỡng bón cho cây trồng trong nhà.
  • Sử dụng phân hữu cơ giúp làm hạn chế sử dụng phân hóa học, bảo vệ môi trường và sức khỏe gia đình hơn.

>> Thông tin bổ ích: Nhà vệ sinh công cộng thông minh là gì? Tổng hợp các lợi ích và công năng của nhà vệ sinh công cộng.

Lý do nên làm thùng rác ủ hữu cơ tại nhà

Lý do nên làm thùng rác ủ hữu cơ tại nhà

Cách tự làm thùng ủ rác hữu cơ

Tiết kiệm chi phí, mang lại lợi ích cho khu vườn của bạn và giúp ích cho môi trường cùng lúc bằng cách tự làm thùng ủ rác hữu cơ. Hướng dẫn siêu đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn tự làm thùng ủ rác hữu cơ ngay tại nhà một cách nhanh chóng và hiệu quả. 

Bước 1. Lựa chọn thùng ủ

Để tự làm thùng ủ rác hữu cơ, bạn có thể tự thiết kế hoặc hoặc mua một thùng nhựa có nắp đậy kín, cao khoảng 60cm hoặc hơn (cần có nắp đậy để giữ ẩm cho đất và ngăn sinh vật ra ngoài).

Bước 2. Khoan lỗ trong thùng 

Dùng khoan hoặc 1 vật nhọn đục 8 – 10 lỗ nhỏ dưới đáy thùng để không khí được lưu thông.

Khoan lỗ trong thùng

Khoan lỗ trong thùng

Bước 3. Tạo một lớp lót nền

Đặt một ít báo vụn hoặc lá khô xuống đáy thùng ủ, đổ đầy khoảng 1/8 – 1/4. Đây là những nguyên liệu quen thuộc mà ai cũng có thể dễ dàng tìm kiếm. Sử dụng báo vụn hay lá cây còn là cách tái sử dụng vật dụng bỏ đi và biến chúng trở nên có ích hơn. 

Tạo một lớp lót nền

Tạo một lớp lót nền

Bước 4. Đổ thêm đất, bụi bẩn

Rải đất và bụi bẩn lên trên lớp lá hoặc giấy báo cho đến khi thùng chứa đầy 1/2.

Bước 5. Cho những mảnh vụn thức ăn vào

Bây giờ, hãy cho bất kỳ loại rau củ, thức ăn thừa hoặc các sản phẩm nào mà bạn muốn ủ compost (lưu ý chỉ nên ủ những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, hạn chế những thứ như xương, vôi sống, phân động vật,... bởi chúng có thể gây ra vi khuẩn có hại). Nên thêm vào những nguyên liệu như vỏ trứng bởi chúng đặc biệt thân thiện với phân trộn hữu cơ.

Bước 6. Khuấy thùng ủ rác hữu cơ

Dùng xẻng hoặc que khuấy các nguyên liệu trong thùng cho hòa trộn một chút, đảm bảo phủ đầy bụi bẩn lên các mảnh vụn thức ăn trong thùng. 

Bước 7. Làm ẩm thùng ủ rác

Xịt bằng nước ấm cho đến khi ẩm, nhưng lưu ý không để thùng quá ướt. Sử dụng quá nhiều nước có thể làm cho thùng ủ phân sinh mùi khó chịu.

Bước 8. Khoan lỗ trên nắp thùng

Dùng khoan đục 8 – 10 lỗ nhỏ trên nắp rồi đặt một vật nặng lên để cố định lên miệng thùng. Những chiếc lỗ đóng vai trò lưu thông không khí trong thùng. 

Bước 9. Tìm một vị trí để đặt thùng ủ rác hữu cơ

Đặt thùng ở nơi râm mát cách xa nhà (nếu bạn sống trong căn chung cư hoặc không có sân sau, bạn có thể đặt thùng ngoài hiên hoặc ban công). Hãy chắc chắn rằng không đặt thùng ở vị trí tiếp xúc nhiều với ánh nắng nếu không quá trình ủ sẽ bị phá hủy vì phân trộn bị khô. 

Trong quá trình ủ phân có thể có mùi hôi thối, phân bị rỉ nước ra ngoài. Ngoài ra các chất hữu cơ phân hủy là nguồn thức ăn hấp dẫn côn trùng. Hai điều này có thể rất ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt trong nhà, vậy nên hãy chọn vị trí cách xa khu vực gia đình hay sinh hoạt nhé.

Bước 10. Thu thập các chất phân hủy

Bây giờ thùng phân trộn đã được hoàn thành. Bạn có thể thêm thức ăn thừa nếu có và đảm bảo rằng mọi thứ được đảo đều mỗi lần (trộn đều giúp rác hữu cơ phân hủy nhanh hơn). Và để hỗ trợ việc thu thập nguyên liệu để làm phân trộn, bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm một thùng chứa dưới bồn rửa trong bếp.

Bây giờ chúng ta chỉ cần đợi 2 – 3 tháng trước khi phân ủ hữu cơ sẵn sàng mang đi bón. Nó có thể được sử dụng làm lớp phủ hoặc đất trồng trong chậu và cũng có thể được rắc lên cỏ như một chất dưỡng cỏ. Thêm một lưu ý đó chính là để dành ít nhất 1/3 số phân hữu cơ để có thể tiếp tục xử lý và duy trì quá trình ủ phân tiếp theo.

>> Có thể bạn quan tâm: 

Các loại rác thải hữu cơ có thể tự ủ tại nhà

Chúng ta thấy rằng, lượng rác nhà bếp không hề nhỏ. Mỗi ngày chúng ta thải ra một trường một lượng lớn rác thải từ rác nhà bếp.  Điều này ít nhiều làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Tất nhiên ảnh hưởng đến môi trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người.

Phân loại rác thải nhà bếp ngay tại nguồn là điều hết sức cần thiết. Rác thải thường được phân làm 3 loại:

  • Rác thải dễ phân hủy hay còn gọi là rác hữu cơ
  • Rác thải khó phân hủy
  • Rác tái chế.

Các loại rác thải ở nhà bếprác thải hữu cơ có thể tận dụng như: gốc rau, rễ rau héo, cơm thừa, canh thừa, thịt, cá, vỏ trứng, nước vo gạo, bã chè, bã cà phê …. Nói một cách dễ hiểu hơn, rác thải hữu cơ là các chất thải được loại bỏ từ nguyên liệu thực phẩm, thức ăn thừa, vỏ và hoa quả, bánh kẹo, hoa lá trang trí trong nhà đã bị héo mà con người không dùng được nữa, vứt bỏ vào môi trường sống. Rác hữu cơ sau khi được xử lý có thể làm phân bón cho cây trồng, hoặc có thể làm thức ăn cho động vật…

Thật ra với cách ủ như trên, các vi sinh vật có lợi như trichoderma, EM đã nhân ra nhiều trong thùng ủ. Vậy nên thỉnh thoảng bạn chỉ cần lót thêm 1 lớp phân nâu và 1 lớp phân xanh vào. Chúng sẽ tiếp tục phân giải những chất hữu cơ đó. Việc cung cấp thêm phân xanh và phân nâu cũng góp phần bổ sung thức ăn cho các vi sinh vật tồn tại. Chỉ cần làm như vậy bạn sẽ có lượng phân hữu cơ để sử dụng liên tục mà không tốn quá nhiều công sức.

Lời kết

Mỗi hành động nhỏ đều có thể tạo nên sức ảnh hưởng lớn. Tái chế rác hữu cơ sẽ giúp cải thiện không gian nhà bạn, mỹ quan đô thị, bảo vệ sức khỏe gia đình và đặc biệt là giúp bảo vệ môi trường. Tại các thành phố lớn trên thế giới, người dân đang dần nhận ra tầm quan trọng của phân loại rác hữu cơ và bắt đầu khuyến khích nhau cùng tự làm thùng ủ rác hữu cơ tại nhà vì một thế giới tốt hơn. Hãy cùng ICD lan tỏa những thông điệp tích cực vì môi trường bạn nhé!

Chia sẻ:

Danh mục bài viết

Facebook