Phải phân loại rác từ nguồn đến khâu xử lý cuối cùng
11:17 - 15/07/2024
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, từ ngày 1/1/2025, các địa phương phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Để sớm đưa luật vào cuộc sống, từ tháng 6 năm nay, tại 23 phường thuộc 5 quận của thành phố Hà Nội bắt đầu thí điểm mô hình này, tiến tới triển khai tại 30 quận, huyện, thị xã. Nhiều địa phương khu vực ngoại thành cũng đã có những hình thức phân loại rác hiệu quả.
Bà Nguyễn Thị Xuân Thắng, tổ trưởng tổ dân phố số 3, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, vừa có thêm nhiệm vụ là vận động nhân dân thực hiện phân loại rác làm bốn loại: loại có khả năng tái sử dụng, tái chế như giấy, nhựa; loại cồng kềnh như tủ, giường, nệm, bàn, ghế; loại nguy hại như pin, ắc quy, bóng đèn, chai lọ đựng hóa chất; và rác thải thực phẩm. Nhờ hướng dẫn cụ thể, chi tiết nên nhân dân ở tổ dân phố rất ủng hộ.
Bà Nguyễn Thị Xuân Thắng cho hay: "Bà con rất là tích cực ủng hộ. Trong lần này phân làm bốn loại, thời gian thu gom cụ thể, rõ ràng và chúng tôi thấy là rất chuẩn. Hôm nay còn hai loại rác đưa ra đây là có thể tái chế được và làm phân hữu cơ".
Còn ở khu vực ngoại thành, Hội Liên hiệp phụ nữ một số địa phương triển khai mô hình phân loại rác thải tại nguồn, đặc biệt hướng dẫn xử lý ủ phân hữu cơ để làm phân bón cho cây trồng, đồng thời hạn chế vứt rác thải ra môi trường.
Bà Lưu Thị Thanh Chi – Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, cho hay: "Người dân ở các hộ gia đình phân loại được thì rác đó phải được phân luồng theo đúng cái túi rác mà người dân phân loại chứ không thể ra đến xe thu gom lại được đổ chung với nhau, thì đấy là những hành động phản tác dụng và không thể huy động được sự chung tay của người dân. Khi mà người ta đã phân loại rác thì thành quả đấy phải được đến khâu xử lý cuối cùng".
Để tránh những bất cập có thể phát sinh, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành quy trình, định mức kinh tế duy trì vệ sinh môi trường và thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt sau phân loại, làm cơ sở triển khai.
Bộ cần có hướng dẫn cụ thể đối với việc lưu trữ, thu gom, vận chuyển và việc áp dụng đơn giá xử lý đối với chất thải rắn sinh hoạt nguy hại phát sinh từ các hộ gia đình, cá nhân sau phân loại.
Để việc phân loại rác đi vào thực tiễn, cần có sự đồng bộ từ khi phân loại, thu gom đến xử lý. Khi triển khai, cần tránh tình trạng người dân phân loại xong, đến lúc thu gom thì dồn thành một loại, như đã từng xảy ra trước đây.
Nguồn: https://www.moitruongvadothi.vn/phai-phan-loai-rac-tu-nguon-den-khau-xu-ly-cuoi-cung-a166666.html
Tin liên quan
Báo cáo Thị trường Pallet Nhựa Toàn cầu năm 2024: Phân Tích Chi Tiết và Dự Báo Tăng TrưởngVì sao năm nay ô nhiễm không khí nghiêm trọng hơn?
ICD lắp đặt bốt gác kiểm soát ra vào cho dự án Bảo tàng quân sự Việt Nam
Thái Lan phê duyệt gói hỗ trợ 215 triệu USD thúc đẩy ngành xe điện
TP HCM khởi công nhà máy đốt rác phát điện 6.400 tỷ đồng
Hiệp hội Môi trường đô thị và KCN: Sáng tạo, đoàn kết, đổi mới để phát triển
(TN&MT) - Là chủ đề đặt ra tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Hiệp hội môi trường Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam nhiệm kỳ 2024-2029, đồng thời...
Sáng 28/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc...
Xem thêmICD lắp đặt bốt gác kiểm soát ra vào cho dự án Bảo tàng quân sự Việt Nam
Mới đây ICD đã được vinh dự thực hiện dự án lắp đặt bốt gác kiểm soát ra vào cho dự án Bảo tàng quân sự Việt Nam. Sản phẩm không chỉ bảo vệ...
Sản phẩm bốt gác được sản xuất...
Xem thêmICD bàn giao xe điện chở hàng 1 tấn cho trường Quốc tế UNIS Hà Nội
ICD vinh dự là đơn vị cung cấp giải pháp giảm thiểu khí thải carbon, thúc đẩy sự phát triển bền vững, và cung cấp phương tiện vận chuyển an toàn và...
Giới thiệu về xe điện chở hàng 1...
Xem thêmICD bàn giao máy chà sàn ngồi lái Magnum A9R cho Nhà máy sản xuất bao bì ở Hà Nội
ICD vừa bàn giao máy chà sàn ngồi lái Magnum A9R cho Nhà máy sản xuất bao bì ở Hà Nội giúp nâng cao tiêu chuẩn vệ sinh, cải thiện hiệu quả sản xuất và...
Giới thiệu về máy chà sàn ngồi lái...
Xem thêm